Nghệ thuật “Lướt Sóng” trong Trade Coin: Tấm ván lướt sóng

Sau những bài mình viết không biết các bạn có đồng ý với những quan điểm mình đưa ra không, viết có khó hiểu không, có cần thêm bớt gì không?
Ở bài trước, mình đã nói đến “Tấm ván” như 1 công cụ hỗ trợ, và ở bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Tấm ván ở đây là gì nhé.

Với mình, khi bước vào thị trường tài chính, mỗi trader, Investor giống như 1 giám đốc đang điều hành 1 công ty của chính mình. Và tấm ván ở đây ý mình muốn nói đến đó là Toàn bộ hệ thống giúp Công ty của bạn hoạt động, tồn tại và có lợi nhuận bền vững. Nếu bạn xây dựng được 1 hệ thống tốt, thì khi thị trường vận hành, sóng biển đến, Hệ thống không những Bảo Vệ tài khoản của bạn, mà còn mang lại cho bạn (người chủ của nó) những dòng tiền không nhỏ, ngay cả khi thị trường lên hay xuống.

Vậy Hệ thống mình nói đến bao gồm những gì:

Tầm nhìn dài hạn.
Chiến lược phân bổ vốn.
Chiến lược vào thị trường.
Chiến lược xử lý tình huống với các tình huống trong thị trường.
Chiến lược ra khỏi thị trường.
Chiến lược tái đầu tư trong kinh doanh. Hay phát triển thị trường mới.
I. Tầm nhìn dài hạn

– Tại sao lại đầu tư vào thị trường Tài chính mà không phải là thị trường khác như bất động sản, hàng hoá. (Mình sẽ có bài phân tích kỹ về ý này). Nó sẽ mang lại cho bạn điều gì, cuộc sống như thế nào…

– Bạn cần nhìn rõ ràng cái đích mà bạn sẽ nhắm đến trong thị trường này là gì, hãy Lượng Hoá nó 1 cách rõ ràng bằng các dữ liệu cụ thể. Ví dụ: Trong Bài “Ai là Rượu phú” mình đã chỉ các bạn một vài gợi ý, với thời điểm năm nào -> khi đó vốn hoá thị trường là bao nhiêu-> thì giá trị đồng coin bạn nắm giữ là bao nhiêu -> đem nhân với khối lượng coin bạn nắm giữ thì bạn sẽ có tài sản như thế nào.

– Từ đó xét xem mình sẽ đầu tư vào thị trường này bao nhiêu vốn, mua những Coin nào.

– Xu thế chung của cả thị trường sẽ ra sao, những coin nào là coin có tiềm năng trong nhiều năm tới.

– Đến khi nào bạn hoà vốn, khi nào nên thoát khỏi thị trường?

Hãy xây dựng cho mình 1 tầm nhìn rõ ràng, chứ đừng theo kiểu hôm nay có con nào ngon thì ta cứ quất, ăn được nhiều là vui rồi. Đó không phải là Công ty, đó là “buôn thúng, bán mẹt”, chỉ khác ở đây là các bạn bán Coin, không bán thịt lợn, dưa hấu…

II. Chiến lược phân bổ vốn

Hãy phân bổ nguồn lực Đầu Vào của bạn:

Bạn sẽ dùng bao nhiêu là vốn nhàn rỗi tự có
Hàng tháng bạn có trích thêm được từ những nguồn thu nào để bổ sung: Từ lương, kinh doanh thêm, hack của vợ hay chồng (nói vui thôi nhé).
Bạn có thể vay được tiền từ: Ngân hàng, bạn bè, người thân,…
Những tài sản không cần thiết có thể đem bán…
Những nguồn dự phòng khác.
Hãy liệt kê chi tiết: số tiền, thời hạn… Hầu hết mọi người không làm điều này, hầu như toàn: Tôi có 50 triệu, tôi mang vào đánh, được thua tính sau. Đến khi thắng thì gấp thếp lên đánh hay rút ra tiêu xài. Đến khi thua, mất tiền, lao vào gỡ, xoay tiền các kiểu, “cờ bạc khát nước” , đầu óc mụ mẫm, càng đánh càng thua và thay vì “Nhảy sóng” thì ta… Nhảy cầu! Nếu bạn làm tốt phần này, tâm lý bạn sẽ rất chủ động, thoái mái và ung dung. Bạn nên nhớ, bạn là chủ Doanh nghiệp, “Vấn đề Đầu Tiên là Tiền Đâu? Không có tiền nói chuyện với Trâu nhé!”.

Ok, đầu vào ổn, ta tính tiếp Đầu Ra. Cách dễ nhất là phân bổ vốn thành 4 phần:

Đầu tư Dài hạn: Coin ổn định chắc chắn, lợi nhuận thấp, rủi ro thấp (Bitcoin, ETH…)
Trung Hạn: Coin tiềm năng cao (thị trường, kỹ thuật..). Rủi ro cao hơn, lợi nhuận cao hơn, nắm giữ ngắn hơn dài hạn. (Dash, SYS…)
Ngắn hạn: Coin “rác”, lướt sóng, rủi ro lớn, lợi nhuận cao, nắm giữ thời gian ngắn.
Dự phòng rủi ro hoặc tái đầu tư: Cái cuối cùng này mọi người thường không có, nhưng nó rất quan trọng. Kể cả coin dài, trung, hay ngắn đều tiềm ẩn những rủi ro và Cơ hội.
Ví dụ:

Bạn mua Bitcoin vào 12/01/2014 với giá $904/BTC.
Hai năm sau, vào ngày 10/01/2016 giá Bitcoin là $444/BTC.
Vậy nếu bạn có Vốn dự phòng và 2016 mua gấp nhiều lần khối lượng vào thời điểm này thì đó sẽ là Cơ hội, còn nếu không, đó sẽ là rủi ro! Các bạn hiểu ý mình chứ? Và Cơ hội, rủi ro luôn tràn ngập thị trường này. Ví dụ mình đưa ra là sau 2 năm, nhưng thực tế thì có khi chỉ sau 2 ngày Coin bạn mua sẽ xuống giá 70-80% vì một lý do bất ngờ nào đó. Lúc đó bạn mới hiêu vốn dự phòng quan trọng như thế nào.
Nói đến đây, các bạn sẽ tự hỏi: “Cái ông WTtF này vốn ông ấy khủng ông ấy chia thế nào chẳng được, mình vốn nhỏ, có 10 triệu mà lại còn chia nhỏ thế thì không ổn!”.

Vậy hãy khắc cốt ghi tâm lời mình sau:

Bạn chỉ thắng nếu bạn quản lý vốn Nhỏ theo cách của một Quỹ Lớn, vì chắc chắn nó sẽ lớn lên.
Bạn sẽ Chết nếu quản lý số vốn Lớn theo cách của các “cô gái tuổi teen” đi shopping.
Thị trường tài chính là nơi đấu trí của những nhà quản lý vốn tài ba chứ không phải chỗ của: “Hôm nay làm con Vietllot nào nhỉ?”.
Vậy là hôm nay chúng ta đã xong 2 phần đầu tiên của hệ thống lướt sóng “Tấm Ván”. Hãy đọc lại và bắt đầu hoạch định ngay lại về mục tiêu và phân bổ vốn đi nhé. Bài tiếp chúng ta sẽ vào những phần Quan trọng hơn nữa: Chiến lược vào thị trường, Chiến lược xử lý tình huống với các tình huống trong thị trường, Chiến lược ra khỏi thị trường, chiến lược tái đầu tư trong kinh doanh, hay phát triển thị trường mới.

Với hệ thống mình đang chia sẻ lại với các bạn, chắc chắn các bạn sẽ thành công và kiếm được rất nhiều tiền. Hy vọng các bạn nhìn nhận nó thật nghiêm túc. Và khi thành công rồi nhớ tặng mình 1 con Ferrari 2 cửa, 4 bánh, 6 pin và điều khiển 2 râu nhé! Già rồi, chơi vậy cho nó an toàn.

Sau những bài mình viết không biết các bạn có đồng ý với những quan điểm mình đưa ra không, viết có khó hiểu không, có cần thêm bớt gì không?

Các bạn cứ Comment lại, mình luôn đọc hết và tiếp thu. (Nhiều comment quá thì mình chịu không reply nổi).

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *